Thông thường, khi nhắc về các công cụ AI hỗ trợ trong quá trình viết bài, Grammarly hay Quillbot sẽ là những ứng dụng được nhắc tới nhiều nhất.
Mặc dù có rất nhiều ưu việt, việc gợi ý cách sửa bài kiểu “cho sẵn” của hai ứng dụng này dường như khiến người viết dễ dàng chấp nhận bất cứ chỉnh sửa được đưa cho mình, dần dần trở nên phụ thuộc và bị động trong quá trình viết.
Chưa kể, việc hai ứng dụng này gạch đỏ gợi ý chỉnh sửa đồng thời trong lúc viết khiến người viết dễ bị phân tâm và luôn trong trạng thái cẩn trọng vì sợ sai. Việc này sẽ gây ảnh hưởng tới tính tự nhiên, sơ bản của quá trình viết, dẫn tới bài viết bị đứt đoạn mạch văn và ảnh hưởng không nhỏ tới cảm hứng viết bài của tác giả.
Vì thế, bài viết hôm nay sẽ gợi ý một platform AI khác vừa có thể hỗ trợ quá trình viết, nhưng vẫn đảm bảo sự tự nhiên và chủ động từ phía người viết. Tên của platform này là Hemingway Editor, bắt nguồn từ tên của nhà văn lỗi lạc Hemingway. Ắt hẳn khi phát triển nó, cha đẻ của platform này mong muốn mọi người có thể dùng nó để hỗ trợ phát triển khả năng viết của mình, nhưng vẫn đảm bảo tính sáng tạo, độc nhất và chủ động như một nhà văn thực thụ.
Về bản chất, Hemingway Editor sẽ đánh giá bài độ “có thể đọc” (Readbility) của bất kỳ bài viết nguyên bản nào được người dùng gửi lên. Từ đó, sẽ chỉ ra các yếu tố (từ vựng, ngữ pháp, bố cục…) làm ảnh hưởng tới mức độ trôi chảy và dễ đọc của bài viết. Cách sử dụng platform này cũng rất đơn giản, chỉ thông qua một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Để truy cập vào platform, các bạn hãy nhấn vào đường link sau để đăng ký tài khoản (nên đăng ký bằng tài khoản google để tiết kiệm thời gian) và bản dùng thử hoàn toàn miễn phí: https://hemingwayapp.com/hemingway-editor-plus#start-trial
Bước 2: Gửi bài viết mà bản thân muốn được hỗ trợ chỉnh sửa. Trên màn hình hiển thị dưới đây, “File” để tải file bài viết từ máy tính của mình:
Bước 3: Sau khi được tải lên, bài viết sẽ được hiện ra như giao diện bên dưới, nhưng sẽ có thêm các phần highlight các màu khác nhau trong bài. Phía góc trên bên tay phải, sẽ là hiển thị của chỉ số Readability. Thông thường nếu chỉ số này hiện Grade 5 trở lên, thì bài viết đã được coi là tạm ổn, nhưng Hemiway Editor vẫn sẽ gợi ý thêm các chỉnh sửa cho bài viết tốt hơn.
Bước 4: Ở góc dưới tay phải là chú thích cho các màu highlight kèm số lượng lỗi được phân theo màu. Ví dụ, câu bị highlight màu đỏ ở đây đang bị “hard to read” (rất khó đọc) và cần được xem xét lại.
Bước 5: Để chỉnh sửa bài viết, người đọc chỉ cần nhấn vào từng phần Highlight, và Hemiway Editor sẽ giaỉ thích rõ (readability issue) và gợi ý cách sửa từng lỗi. Ví dụ, phần màu đỏ được gợi ý là câu quá phức tạp khó hiểu, và cần được đơn giản hoá. Người dùng chỉ cần nhấn vào dòng “simplify it for me” thì ngay lập tức gợi ý sẽ được hiện ra. Người dùng sẽ đọc phần gợi ý xem có ổn không, nếu có chọn “use this suggestion” hoặc “get another suggestion” để được gợi ý cách sửa khác.
Bước 6: Sau khi nhấn “use suggestion”, phần highlight màu đỏ sẽ biến mất do lỗi đã được chỉnh sửa
Bước 7: Làm tương tự lần lượt với highlight của các màu khác. Sau khi bạn đã sửa hết các lỗi, các highlight màu sẽ biến mất khỏi bài viết (Nếu như bạn chấp nhận mọi chỉnh sửa mà Hemingway gợi ý cho bạn)
Một số lưu ý thêm khi sử dụng Hemingway editor:
- Ngoài những điểm kể ra ở đầu bài viết, Hewingway Editor ưu việt hơn với Grammarly hay Quillbot ở chỗ sẽ chỉ gợi ý sửa sau khi người viết hoàn thành bài, tránh làm người viết bị phân tâm và ảnh hưởng tới quá trình viết tự nhiên.
- Bên cạnh đó, các gợi ý chỉnh sửa của Hemingway Editor giải thích rất rõ cho người viết về loại lỗi và hiển thị thành danh sách để dễ kiểm soát. Khi nhấn vào lỗi, Hemingway Editor cho phép người dùng so sánh lại bản của mình và bản sửa để người dùng quyết định có chấp nhận chỉnh sửa hay không. Thậm chí, còn gợi ý cách sửa khác nếu người viết không ưng gợi ý ban đầu
- Các gợi ý của Hemingway Editor sẽ ưu tiên giữ lại tính “con người” (human) và nguyên bản sáng tạo, hướng tới sự phát triển kỹ năng viết tự nhiên dần dần, thay vì “đao to búa lớn” để phá mạch văn gốc khiến người viết cảm thấy bị ngợp hay mất tự tin vào bản thân mình.
- Người dùng ngoài việc sửa theo Hemingway Editor gợi ý, có thể trực tiếp tự sửa lại những lỗi đã được platform chỉ ra. Người dùng tự cải thiện bài viết cho tới khi các màu highlight biến mất. Vì vậy, Hemingway Editor vẫn đề cao tính chủ động tự thân của người dùng trong quá trình sử dụng, thông qua đó phát triển kỹ năng viết sâu, dần và tự nhiên
- Giống như việc sử dụng các công cụ AI khác, vai trò của người dùng trong đánh giá và chỉnh sửa “đầu ra” (output) của Hemingway Editor đưa ra rất là không thể thiếu. Người dùng có thể kết hợp sử dụng nhiều công cụ khác cùng Heming Editor để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
https://www.youtube.com/watch?v=O00DGWvjpv0